Nghĩa của câu "Nam nữ thụ thụ bất thân" là gì?


Nghĩa của câu "Nam nữ thụ thụ bất thân" là gì?

Đây vốn là câu nói có từ rất lâu và câu nói này được ghi lại trong sách của Mạnh Tử như thế này (Mẩu đối thoại giữa Thuần Vu Khôn và Mạnh Tử):

"Thuần Vu Khôn hỏi rằng: Nam nữ thụ thụ bất thân, đó có phải là lễ?

Mạnh Tử đáp: Đó chính là lễ.

Thuần Vu Khôn hỏi tiếp: Vậy chị dâu sắp chết đuối thì mình có cứu không?

Mạnh Tử trả lời: Trong lúc đó thì phải biết cứu chị chứ không nên khư khư ôm lấy cái lễ thường".

Nghĩa của từng từ trong câu "Nam nữ thụ thụ bất thân" như sau:

- "Nam” tức là nam giới.

- “Nữ" là người nữ.

- "Thụ (đầu tiên)” là cho đi.

- "Thụ (thứ hai)" là nhận về.

- "Thân" là thân gần.

Ý cả câu có nghĩa là: Nam nữ không được trực tiếp đưa và nhận của nhau thứ gì, ví như người này muốn đưa người kia thứ gì thì phải đặt thứ đó lên bàn, và người kia sẽ lấy thứ đó từ trên bàn chứ không được trực tiếp trao tay.

Nghĩa lớn hơn của câu này là giữa nam và nữ phải giữ khoảng cách, không được có những cử chỉ thân thiết, gần gũi với nhau.

Ngoài ra, trong sách Lễ Ký cũng có đề cập: Nam và nữ không được phép ngồi lẫn với nhau, không được dùng chung lược, không được đón tay nhau.

Đặc biệt, chị dâu và em trai chồng khi nói chuyện không được nhìn thẳng vào mắt nhau.

Khi về làm dâu, người phụ nữ nhất nhất phải nghe lời chồng. Nếu gia đình chồng có chuyện gì họp bàn thì người làm dâu không phép nó chen vào. Đặc biệt khi có cỗ bàn thì nữ ăn nhà dưới, nam ăn chiếu trên (Thời phong kiến: Trọng nam khinh nữ - hiện vẫn còn tòn tại ở những vùng quê trong xã hội hiện đại).

Ngoài ra, trong sách cổ cũng đề cập rằng: Là nữ thì phải ở riêng không được ở cùng với nam, không được chung chạ. Trong nhà, phòng trong phòng ngoài phải phân rõ ràng, trong ngoài phải có cổng lớn ngăn cách, nhà tắm không chung và ngay đến nhà vệ sinh cũng không.

Nam lo việc bên ngoài (lo những việc lớn), nữ lo việc gia chánh trong nhà (những việc như nấu cơm, giặt rũ, thu dọn nhà cửa, trông con...). Người đàn ông ban ngày không có việc cũng không được ở nơi riêng tư với phụ nữ. Người đàn ông ban tối làm việc phải có đèn soi, trong nhà có chuyện người nữ phải che mặt. Đầy tớ nam không có việc cấp không được vào trong nhà, nếu vào trong nhà thì những nữ giới có ở trong nhà phải tránh mặt, nếu như không tránh được thì phải lấy ống tay áo mà che lấy khuôn mặt. Đầy tớ nữ không có việc hệ trọng không được ra khỏi nhà, nếu phải ra khỏi nhà thì dùng ống tay áo mà che lấy mặt.

Đặc biệt, khi bố chồng muốn bế cháu trên tay con dâu thì còn dâu phải đặt con xuổng giường (chõng, phản) sau đó bổ chồng mới bế cháu từ giường lên. Con dâu tuyệt đối không đưa thẳng con cho bố chồng bế - điều này cực kỳ cấm kỵ trong thời phong kiến

Những lý giải ở trên hẳn chúng ta cũng thấy được những quy định ngặt nghèo đối với nữ giới trong xã hội xưa. Tất cả mọi quy định nghiêm khắc đều được đặc biệt dành riêng cho nữ giới.

"Nam nữ thụ thụ bất thân” cũng là lý do lý giải tại sao ngày xưa lễ cưới hỏi đều phải có mai mối và trong hôn nhân bố mẹ đặt đâu con ngồi đó.

Trích 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam,
Hồng Minh (tổng hợp, biên soạn), Nxb Hồng Đức, 2014, tr. 10-12.




Page: Tên hay kèm điều tốt - Đặt tên cho con

Page: Huyền học Tinh hoa và Ứng dụng

0 Nhận xét